1 |
Microbial contamination along the main open wastewater and storm water channel of Hanoi, Vietnam, and potential health risks for urban farmersThe use of wastewater in agriculture and aquaculture has a long tradition throughout Asia. For example, in Hanoi, it creates important livelihood opportunities for > 500,000 farmers in peri-urban communities. Discharge of domestic effluents pollute the water streams with potential pathogenic organisms posing a public health threat to farmers and consumers of wastewater-fed foodstuff. We determined the effectiveness of Hanoi's wastewater conveyance system, placing particular emphasis on the quality of wastewater used in agriculture and aquaculture. Between April and June 2014, a total of 216 water samples were obtained from 24 sampling points and the concentrations of total coliforms (TC), Escherichia coli, Salmonella spp. and helminth eggs determined. Despite applied wastewater treatment, agricultural field irrigation water was heavily contaminated with TC (1.3 × 107 colony forming unit (CFU)/100 mL), E. coli (1.1 × 106 CFU/100 mL) and Salmonella spp. (108 most probable number (MPN)/100 mL). These values are 110-fold above Vietnamese discharge limits for restricted agriculture and 260-fold above the World Health Organization (WHO)'s tolerable safety limits for unrestricted agriculture. Mean helminth egg concentrations were below WHO tolerable levels in all study systems (< 1 egg/L). Hence, elevated levels of bacterial contamination, but not helminth infections, pose a major health risk for farmers and consumers of wastewater fed-products. We propose a set of control measures that might protect the health of exposed population groups without compromising current urban farming activities. This study presents an important example for sanitation safety planning in a rapidly expanding Asian city and can guide public and private entities working towards Sustainable Development Goal target 6.3, that is to improve water quality by reducing pollution, halving the proportion of untreated wastewater and increasing recycling and safe reuse globally.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (2.0MB)
|
|
2 |
Bản tóm tắt chính sách Sử dụng kháng sinh trong ngành y tế - Cơ hội và thách thức giảm gánh nặng kháng kháng sinhNhằm có đánh giá tổng quan về thực trạng, những cơ hội và thách thức trong tiến trình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh; quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế, cũng như thu thập các khuyến nghị trong việc ban hành hướng dẫn về kháng kháng sinh sử dụng trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển bền vững (IEHSD) cùng với Mạng lưới Một sức khỏe các Trường Đại học Việt Nam (VOHUN) đã tổ chức hội thảo “Kháng kháng sinh: Cơ hội và thách thức”, với sự tham gia của 79 đại biểu đến từ Bộ Y tế, các bệnh viện, trường đại học, và các viện nghiên cứu.
Bản tóm tắt chính sách này tập trung phân tích thực trạng về quản lý, sử dụng kháng sinh, khó khăn thách thức và những đề xuất kiến nghị được các đại biểu trao đổi trong hội thảo này.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (301.6KB)
|
|
3 |
Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khỏe - Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu sức khỏe môi trường tại Việt NamCùng với sự phát triển kinh tế, đô thị hoá và gia tăng dân số cũng như các hậu quả của chiến tranh, Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác động tiêu cực tới hệ sinh thái, môi trường và sức khoẻ con người. Cách tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) cho chúng ta cái nhìn rộng hơn quan điểm truyền thống về sức khoẻ, đặt trong bối cảnh tương tác xã hội - sinh thái chứ không chỉ là sức khoẻ của một cá thể. Ecohealth là cách tiếp cận có hệ thống nhằm tìm hiểu những mối quan hệ phức tạp của các thành phần trong hệ sinh thái và mối tương tác với các vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng để từ đó xây dựng các chiến lược can thiệp phù hợp, góp phần cải thiện điều kiện sống và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada (IDRC) khởi xướng chương trình nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ con người theo cách tiếp cận Ecohealth. Kể từ đó, cách tiếp cận này được IDRC phát triển tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Lào, Căm-Pu-Chia. Với xu hướng toàn cầu hoá và sự tương tác phức tạp giữa các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội, sức khoẻ, biến đổi khí hậu v.v. cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ ngày càng được chú trọng. Các nhà nghiên cứu đánh giá cao nghiên cứu Ecohealth với cách tiếp cận xuyên ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu với các bên liên quan và sự chủ động tham gia của cộng đồng bị tác động trong xác định vấn đề, xây dựng và triển khai các chương trình can thiệp quản lý các nguy cơ sức khoẻ.
Cuốn sách này là một sản phẩm quan trọng của Dự án“Sáng kiến xây dựng và phát triển Sức khỏe sinh thái khu vực Đông Nam Á” do IDRC tài trợ, với mục đích giới thiệu tới độc giả cách tiếp cận Ecohealth, 6 nguyên tắc cơ bản và ứng dụng của cách tiếp cận này trong thực tế cũng như thảo luận một số khó khăn thách thức trong việc áp dụng cách tiếp cận Ecohealth trong khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam. Cuốn sách gồm 12 bài, được tham khảo từ lý thuyết và thực tiễn triển khai cách tiếp cận Ecohealth trên thế giới và tại Việt Nam. Bài 1 mở đầu cuốn sách sẽ giới thiệu tới độc giả các khái niệm chung về Ecohealth và các nguyên lý chính của cách tiếp cận này. Các bài tiếp theo của cuốn sách (Bài 2 đến Bài 8) sẽ trình bày chi tiết ứng dụng của từng nguyên lý của cách tiếp cận Ecohealth. Bài 9 đến Bài 12 sẽ thảo luận thực tế áp dụng cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai. Trong đó bài 11 giới thiệu các nghiên cứu trường hợp ứng dụng cách tiếp cận Ecohealth trong thực tế từ kinh nghiệm nghiên cứu của nhóm tác giả.
Đối tượng độc giả chính mà cuốn sách hướng tới là các học viên, sinh viên và các bạn đồng nghiệp làm việc trong lĩnh vực Y tế công cộng, Sức khoẻ Môi trường và Nông nghiệp tại Việt Nam. Nhóm tác giả tin rằng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên, sinh viên các ngành Y, Khoa học môi trường, Y học dự phòng, Thú Y, Xã hội học, Nhân chủng học… Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho môn học Ecohealth ở một số trường đại học trong thời gian tới. Những nội dung đề cập trong 12 bài viết đã được nhóm tác giả tham khảo từ rất nhiều tài liệu khác nhau ở trong nước và quốc tế, đặc biệt từ cuốn “Ecohealth Research in Practice - Innovative Applications of an Ecosystem Approach to Health” (Thực hành Nghiên cứu Ecohealth - Các ứng dụng sáng kiến Cách tiếp cận Hệ sinh thái Đối với Sức khoẻ) của tác giả Dominique F. Charron (2012), cũng như đúc rút từ các kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của các tác giả. Do vậy cuốn sách sẽ cung cấp cả thông tin lý thuyết và các bài học thực tiễn về cách tiếp cận Ecohealth, đáp ứng các mục tiêu học tập khác nhau. Đây cũng là một trong rất ít tài liệu về Ecohealth đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Việt. Nhóm tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu hữu ích cho đào tạo và nghiên cứu về Ecohealth tại Việt Nam.
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada (IDRC), thông qua Dự án “FBLI: Sáng kiến xây dựng và phát triển Sức khỏe sinh thái khu vực Đông Nam Á” do Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái (CENPHER), Trường Đại học Y tế công cộng và Hội Y tế công cộng Việt Nam triển khai cùng với các đối tác khác trong khu vực đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật tạo điều kiện cho nhóm tác giả hoàn thành cuốn sách. Xin cám ơn Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) và Chương trình CRP A4NH đã đóng góp thời gian (TS. Nguyễn Việt Hùng), hỗ trợ kinh phí và cảm ơn tổ chức Veterinarians Without Borders đã hỗ trợ kinh phí. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn các góp ý chuyên môn quý báu của GS. TS. Vũ Sinh Nam - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và PGS. TS. Phạm Ngọc Châu - Học viện Quân Y trong quá trình phản biện bản thảo cuốn sách. Chúng tôi cảm ơn TS. Esther Schelling đã góp ý và cung cấp tài liệu cho bài 3. Các tác giả cũng gửi lời cảm ơn CN. Nguyễn Mai Hương, CN. Trần Thị Ngân, ThS. Steven Lam, CN. Lê Hạnh đã hỗ trợ kỹ thuật và đóng góp vào các nghiên cứu trường hợp được trình bày ở Bài 11. Ngoài ra, chúng tôi xin cảm ơn ThS. Nguyễn Mạnh Hùng và ThS. Bùi Quang Tú về các bức ảnh về các bức ảnh ý nghĩa, minh hoạ sinh động cho các chủ đề Ecohealth. Trong quá trình biên soạn cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến nhận xét và góp ý cho cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và xin giới thiệu tới các bạn đồng nghiệp, học viên, sinh viên và quý độc giả cuốn sách này!
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (24.3MB)
|
|
4 |
Năng lực cốt lõi Một sức khỏe1. Một sức khỏe là gì?
Một sức khỏe là một phương thức phối hợp xuyên ngành nhằm tăng cường sức khỏe con người, động vật và môi trường đã được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), Tổ chức Động vật Quốc tế (OIE) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Phương thức tiếp cận Một sức khỏe nhằm khuyến khích nỗ lực phối hợp xuyên ngành tại các cấp địa phương, quốc gia, quốc tế, và áp dụng các kiến thức chuyên môn nhằm cải thiện tối đa sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường. Ngoài áp dụng cho các bệnh truyền nhiễm, Một sức khỏe còn là nội dung quan trọng cho công tác phòng ngừa, giám sát và ứng phó các bệnh có nguồn gốc từ động vật (cúm gia cầm độc lực cao (HPAI), bệnh Dại, bệnh Than).
2. Năng lực Một sức khỏe là gì?
Năng lực là sự phối kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng và khả năng cốt yếu của mỗi chuyên gia nhằm thực hiện công việc hiệu quả.
Năng lực Một sức khỏe là sự phối kết hợp giữa kiến thức Một sức khỏe, các kỹ năng và khả năng của mỗi thành viên trong đội ngũ Một sức khỏe trong giải quyết các vấn đề sức khỏe.
3. Năng lực cốt lõi Một sức khỏe là gì?
Sáng kiến các năng lực cốt lõi của khóa học Một sức khỏe (OHCC) có sự tham gia của các tổ chức đối tác đến từ Hoa Kỳ (Đại học Minnesota, Tufts), Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Đông Nam Á (SEAOHUN), và Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Trung và Đông Phi (OHCEA) cùng nhau xây dựng khung năng lực có thể áp dụng cho việc thiết kế và triển khai cả hai khung chương trình đào tạo hiện có và chưa có. Khung OHCC bao gồm 3 cấp độ phát triển chương trình và giáo trình:
• Năng lực cấp quốc gia để tạo điều kiện phát triển chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và các chương trình tại một quốc gia cụ thể.
• Năng lực khu vực để tạo điều kiện phối hợp phát triển chương trình giảng dạy trong một mạng lưới khu vực như SEAOHUN hoặc OHCEA.
• Năng lực toàn cầu để tạo điều kiện phát triển chương trình đào tạo chia sẻ giữa các khu vực và các mạng lưới.
Trong khuôn khổ cuốn sách này, năng lực cốt lõi được hiểu là những kiến thức, kỹ năng, hành vi mà mọi thành viên trong đội ngũ Một sức khỏe cần có được. Thuật ngữ “cốt lõi” chỉ ra rằng các năng lực được coi là điều kiện tiên quyết tối thiểu cho tất cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực Một sức khỏe, không phân biệt quốc gia, sắc tộc hay bất cứ yếu tố cá nhân nào khác.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (0.9MB)
|
|
5 |
Chất thải trong chăn nuôi tại Việt Nam 2010-2016Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta và một số nước đang phát triển có tốc độ phát triển cao. Hệ thống chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, quy mô lớn đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu phương thức chăn nuôi. Các vấn đề lớn đang được đặt ra cho ngành chăn nuôi là giải quyết tốt mối quan hệ giữa chăn nuôi - môi trường và sức khỏe con người, sao cho phát triển bền vững. Vật nuôi chỉ phát triển tốt, cho năng suất cao chỉ khi sống trong điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm di truyền của chúng. Tăng đàn vật nuôi, chăn nuôi trang trại quy mô lớn nếu không quản lý tốt, đặc biệt là quản lý chất thải thì đi kèm theo 2 vấn đề là ô nhiễm môi trường (không khí, đất và nước) về mặt lý học, hóa học, sinh học và dịch bệnh, đặc biệt là bệnh truyền lây giữa người và gia súc.
Từ những vấn đề trên, việc biên soạn giáo trình Quản lý môi trường và Chất thải chăn nuôi nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến phản ứng và sức khỏe vật nuôi, từ đó có biện pháp chủ động trong việc phát huy các yếu tố có lợi và hạn chế các yếu tố bất lợi từ môi trường. Giáo trình cũng đề cập đến vấn đề nóng hổi hiện nay, đó là ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, cung cấp các nguyên lý của các biện pháp xử lý các loại chất thải cũng như sử dụng và tái sử dụng chất thải nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chất thải chăn nuôi..
Trong khuôn khổ hoạt động của Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (VOHUN), được tài trợ bởi tổ chức USAID (Hoa Kỳ), cuốn giáo trình “Quản lý môi trường và Chất thải chăn nuôi” được tập thể nhà giáo, nhà khoa học có chuyên môn sâu từ các trường Đại học trong mạng lưới tham gia thảo luận, xây dựng bố cục nội dung và biên soạn. Nội dung giáo trình gồm 4 chương:
Chương 1. Chăn nuôi với môi trường và sức khỏe;
Chương 2. Quản lý môi trường không khí;
Chương 3. Quản lý môi trường nước dùng trong chăn nuôi;
Chương 4. Xử lý chất thải chăn nuôi.
Hoàn thành cuốn Giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự góp ý, chỉnh sửa rất hữu ích từ GS.TS. Lê Đức Ngoan, PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn và rất nhiều các nhà khoa học từ các trường trong mạng lưới VOHUN, nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nội dung, nhưng chắc chắn vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tập thể tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ độc giả, thầy cô giáo và sinh viên để nội dung của cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn cho lần tái bản sau.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (4.7MB)
|
|
6 |
Bệnh truyền lây giữa động vật và người tại Việt NamTừ những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay, đã bùng phát, tái bùng phát một số bệnh truyền lây giữa động vật và người mới nổi và tái nổi. Bệnh có xu hướng lây lan nhanh, mở rộng vùng địa lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, động vật và môi trường, như bệnh dại, cúm gia cầm độc lực cao, bệnh lao, viêm não Nhật Bản, giun xoắn, SARS, bệnh bò điên, viêm não do virus Nipah, bệnh do Ebola gây ra.
Trước nguy cơ bệnh truyền lây giữa động vật và người ngày một phức tạp, các trường đại học thuộc khối ngành thú y, y tế và y tế công cộng đã chú trọng xây dựng môn học Bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc lồng ghép khối kiến thức này trong học phần “Một sức khỏe” trong chương trình đào tạo của các trường. Ban điều phối mạng lưới “Một sức khỏe” các trường đại học Việt Nam (VOHUN) dưới sự tài trợ của tổ chức USAID với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên gia đến từ các trường đại học Tuff, Minesota (Hoa Kỳ) đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo thu hút sự quan tâm xây dựng và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, giảng viên từ các trường đại học trong mạng lưới VOHUN cũng như các tổ chức Quốc tế để xây dựng chương trình, đề cương học phần và biên soạn giáo trình.
Giáo trình Bệnh truyền lây giữa động vật và người là tài liệu phục vụ công tác đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu về bệnh truyền lây giữa động vật và người theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe” cho các chuyên ngành thú y, y tế và y tế công cộng. Cấu trúc giáo trình gồm 06 chương: “Một sức khỏe” và cách tiếp cận “Một sức khỏe”; Đại cương về bệnh truyền lây giữa đông vật và người; Các bệnh truyền lây giữa động vật và người do virus; Các bệnh truyền lây giữa động vật và người do vi khuẩn và Rickettsia; Các bệnh truyền lây giữa động vật và người do ký sinh trùng; Các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người, bài tập tình huống trong phòng chống dịch bệnh truyền lây theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe”.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp công sức, trí tuệ của các tác giả đến từ 17 trường đại học trong mạng lưới VOHUN, tổ chức USAID, các trường đại học Hoa Kỳ, Ban điều phối và văn phòng VOHUN. Chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp đã chủ trì xây dựng chương trình, tổ chức hội đồng thẩm định và xuất bản cuốn giáo trình này.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chắn sẽ còn những thiếu sót. Tập thể tác giả xin ghi nhận và trân trọng những ý kiến đóng góp, bổ sung của đồng nghiệp, nhà khoa học và bạn đọc để cuốn giáo trình này được hoàn thiện hơn.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (8.1MB)
|
|
7 |
Các chương trình đào tạo Một sức khỏe tại Việt NamMột sức khỏe là một phương thức phối hợp xuyên ngành nhằm tăng cường sức khỏe con người, động vật và môi trường đã được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), Tổ chức Động vật Quốc tế (OIE) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Phương thức tiếp cận Một sức khỏe nhằm khuyến khích nỗ lưc phối hợp xuyên ngành tại các cấp địa phương, quốc gia, quốc tế, và áp dụng các kiến thức chuyên môn nhằm cải thiện tối đa sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường. Ngoài áp dụng cho các bệnh truyền nhiễm, Một sức khỏe còn là nội dung quan trọng cho công tác phòng ngừa, giám sát và ứng phó các bệnh có nguồn gốc từ động vật (cúm gia cầm độc lực cao (HPAI), bệnh Dại, bệnh Than).
Năng lực Một sức khỏe là sự phối kết hợp giữa kiến thức Một sức khỏe, các kỹ năng và khả năng của mỗi thành viên trong đội ngũ Một sức khỏe trong giải quyết các vấn đề sức khỏe. Sáng kiến năng lực cốt lõi Một sức khỏe (OHCC) có sự tham gia của các tổ chức đối tác đến từ Hoa Kỳ (Đại học Minnesota Tufts), Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Đông Nam Á (SEAOHUN), và Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Trung và Đông Phi (OHCEA) cùng nhau xây dựng khung năng lực có thể áp dụng cho việc thiết kế và triển khai cả hai khung chương trình đào tạo hiện có và chưa có. Khung OHCC bao gồm 03 cấp độ phát triển chương trình và giáo trình:
- Năng lực cấp quốc gia để tạo điều kiện phát triển chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và các chương trình tại một quốc gia cụ thể.
- Năng lực khu vực để tạo điều kiện phối hợp phát triển chương trình giảng dạy trong một mạng lưới khu vực như SEAOHUN hoặc OHCEA.
- Năng lực toàn cầu để tạo điều kiện phát triển chương trình đào tạo chia sẻ giữa các khu vực và các mạng lưới.
Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (VOHUN) được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 2011 với sự hỗ trợ của USAID và dự án RESPOND. Mạng lưới đã kết nối được 18 Khoa/ Trường Đại học thuộc lĩnh vực Y học, Thú y, Điều dưỡng và Y tế công cộng nhằm thúc đẩy và phát triển khái niệm “Một sức khỏe (MSK)” tại Việt Nam. Giai đoạn 2 của dự án (2015-2019) là Nguồn nhân lực Một sức khỏe (OHW) với mục tiêu phát triển cách tiếp cận Một sức khỏe (One Health) thông qua các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong các trường Đại học nhằm xây dựng một thế hệ đội ngũ cán bộ y tế và thú y có đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền giữa người và động vật.
Cuốn sách với mục đích giới thiệu tổng quát các thông tin về khóa học Sau đại học và các môn học trong chương trình đào tạo Đại học và sau Đại học có giảng dạy nội dung Một sức khỏe tại 18 khoa/ trường thành viên được cấu trúc theo thứ tự: Chương I: Khóa đào tạo chương trình Sau đại học nội dung Một sức khỏe; Chương II: Môn học Một sức khỏe bắt buộc tại các trường; Chương III: Môn học Một sức khỏe tự chọn tại các trường; Chương IV: Nội dung Một sức khỏe được lồng ghép trong các chương trình đào tạo tại các trường; Chương V: Khóa đào tạo liên tục về Năng lực cốt lõi Một sức khỏe.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (1.3MB)
|
|
8 |
Giáo trình Một sức khỏe, Trường Đại học Nông Lâm Thái NguyênMột sức khỏe (One Health) là một phương thức phối hợp đa ngành nhằm tăng cường sức khỏe con người, động vật và môi trường đã được Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Phương thức tiếp cận Một sức khỏe nhằm khuyến khích nỗ lực phối hợp đa ngành tại các cấp địa phương, quốc gia, quốc tế và áp dụng các kiến thức chuyên môn nhằm cải thiện tối đa sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Trong những năm gần đây, cách tiếp cận “Một sức khỏe” đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ Việt Nam, thể hiện qua nhiều hoạt động mang tính quốc gia và khu vực. Điển hình là hội nghị Quốc gia ứng dụng phương thức tiếp cận Một sức khỏe trước nguy cơ các bệnh truyền nhiễm trong mối tương tác con người – động vật – hệ sinh thái ở Việt Nam; Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người”; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch chiến lược Một sức khỏe Quốc gia phòng chống bệnh lây truyền giữa động vật và người.
Để tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng về Một sức khỏe, tiến tới bảo vệ sức khỏe cho con người, vật nuôi và hệ sinh thái, Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam đã đưa môn Một sức khỏe vào giảng dạy cho sinh viên các ngành Chăn nuôi, Thú y và Y tế công cộng.
Giáo trình Một sức khỏe do nhóm tác giả Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Y tế Công cộng, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp biên soạn làm tài liệu giảng dạy môn học Một sức khỏe cho sinh viên ngành Chăn nuôi, Thú y, Y tế công cộng và Y học dự phòng.
Cuốn giáo trình Một sức khỏe giới thiệu các nội dung cơ bản về Một sức khỏe, cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề Một sức khỏe cụ thể trong cộng đồng, bao gồm các phương pháp tiếp cận liên ngành và các lý thuyết cơ bản về Một sức khỏe. Thông qua môn học này, sinh viên sẽ được trang bị các khái niệm cơ bản và các năng lực cốt lõi về Một sức khỏe, từ đó có khả năng xác định được các vấn đề thuộc lĩnh vực Một sức khỏe trong cộng đồng và đề xuất hướng giải quyết với sự tham gia của nhiều bên liên quan (y tế, thú y, môi trường và các ngành khác).
Giáo trình gồm 2 phần, 8 chương, được phân công biên soạn như sau:
- Phần 1. Đại cương về Một sức khỏe
- Phần 2. Áp dụng năng lực cốt lõi Một sức khỏe trong kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm
Để hoàn thành cuốn giáo trình này, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (VOHUN), các chuyên gia của dự án ETP2/USAID.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (12.2MB)
|
|
9 |
One Health Field based Training course for Health & VeterinaryKnowledge aim:
- Understand the basic knowledge about One Health concept and One Health approach;
- Risk analysis and solutions, controlling the zoonosis
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (1.1MB)
|
|
10 |
Diarrhoeal diseases among adult population in an agricultural community Hanam province, Vietnam, with high wastewater and excreta re-useBackground
Despite the potential health risks of wastewater and excreta use as fertiliser in agriculture, it is still widespread in Vietnam. However, the importance of diarrheal risk in adults’ associated with the combined exposures to both excreta and wastewater use in agriculture is largely unknown. This study was carried out to determine diarrhoeal incidence and associated risk factors among the adult population exposed to wastewater and excreta used in agriculture in Hanam province, Vietnam.
Methods
An open cohort of 867 adults, aged 16–65 years, was followed weekly for 12 months to determine the incidence of diarrhoea. A nested case–control study was used to assess the risk factors of diarrhoeal episodes. Two hundred and thirty-two pairs of cases and controls were identified and exposure information related to wastewater, human and animal excreta, personal hygiene practices, and food and water consumption was collected.
Results
The incidence rate of reported diarrhoea was 0.28 episodes per person-years at risk. The risk factors for diarrhoeal diseases included direct contact with the Nhue River water (odds ratio [OR] = 2.4, attributable fraction [AF] 27%), local pond water (OR = 2.3, AF 14%), composting of human excreta for a duration less than 3 months (OR = 2.4, AF 51%), handling human excreta in field work (OR = 5.4, AF 7%), handling animal excreta in field work (OR = 3.3, AF 36%), lack of protective measures while working (OR = 6.9, AF 78%), never or rarely washing hands with soap (OR = 3.3, AF 51%), use of rainwater for drinking (OR = 5.4, AF 77%) and eating raw vegetables the day before (OR = 2.4, AF 12%).
Conclusions
Our study shows that professional exposure to wastewater and excreta during agricultural activities are significantly contributing to the risk of diarrhoea in adults. The highest attributable fractions were obtained for direct contact with Nhue River and local ponds, handling practices of human and animal excreta as fertilisers, lack of protective measures while working and poor personal hygiene practices, and unsafe food and water consumption were associated with the risk of diarrhoeal episodes in adults. Improve personal hygiene practices and use of relevant treated wastewater and excreta as the public health measures to reduce these exposures will be most effective and are urgently warranted.
Tài liệu dự án
|
File tài liệu (0.7MB)
|
|